10. Cơ chế Tập trung

Tản mạn một chút về lịch sử khởi nguồn, sự tập trung là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn và lâu đời trong ngành thần kinh học nhận thức. Trọng tâm ở đây có thể hiểu rằng sự tập trung của ý thức chính là bản chất của của sự chú ý, điều này cho phép chúng ta (loài người) ưu tiên năng lực tri giác để giải quyết hiệu quả những sự kiện xoay quanh mình. Kết quả là ta không xử lý toàn bộ những thông tin thu được từ các giác quan. Tại một thời điểm, chúng ta chỉ có thể tiếp nhận một lượng nhỏ thông tin từ môi trường. Trong ngành thần kinh học nhận thức, có tồn tại một vài dạng tập trung khác nhau như cơ chế tập trung có chọn lọc, tập trung ngầm, và tập trung về không gian. Thuyết tập trung mà được lấy làm nguồn cảm hứng trong lĩnh vực học sâu gần đây đó là thuyết tích hợp đặc trưng (feature integration theory) trong cơ chế tập trung có chọn lọc được phát triển bởi Anne Treisman và Garry Gelade trong [Treisman & Gelade, 1980] vào năm 1980. Bài báo này phát biểu rằng khi có kích thích thị giác, các đặc trưng sớm được tiếp nhận một cách tự động và đồng thời, trong khi các sự vật sẽ được xác định riêng biệt ở pha tiếp theo trong chu trình xử lý. Lý thuyết này trở thành một trong những mô hình tâm lý học về cơ chế tập trung thị giác của con người có nhiều ảnh hưởng nhất.

Tuy nhiên, ta không đi sâu vào thuyết tập trung trong ngành thần kinh học mà sẽ tìm hiểu cách đưa ý tưởng của cơ chế tập trung vào học sâu. Ở đây, cơ chế tập trung có thể được xem là phép gộp tổng quát theo trọng số trên mỗi giá trị đầu vào. Trong chương này, chúng tôi sẽ giúp bạn hình dung cách biến ý tưởng của cơ chế tập trung thành các mô hình toán học cụ thể có thể hoạt động được.

10.4. Những người thực hiện

Bản dịch trong trang này được thực hiện bởi:

  • Đoàn Võ Duy Thanh
  • Nguyễn Văn Quang
  • Lê Khắc Hồng Phúc
  • Phạm Hồng Vinh
  • Nguyễn Văn Cường