.. raw:: html Tập dữ liệu Phát hiện Đối tượng =============================== .. raw:: html Không có một bộ dữ liệu nhỏ nào cho bài toán phát hiện đối tượng như MNIST hay Fashion-MNIST. Để nhanh chóng kiểm định mô hình, ta sẽ tập hợp lại một tập dữ liệu nhỏ. Đầu tiên, ta tạo 1000 bức ảnh Pikachu với nhiều góc độ và kích thước khác nhau bằng mô hình mã nguồn mở Pikachu 3D. Sau đó, ta thu thập một loạt các ảnh nền và đặt ngẫu nhiên ảnh Pikachu lên trên mỗi bức ảnh. Ta dùng `công cụ im2rec `__ do MXNet cung cấp để chuyển đổi hình ảnh gốc sang định dạng RecordIO nhị phân[1]. Định dạng này có khả năng giảm dung lượng lưu trữ và cải thiện hiệu suất đọc dữ liệu. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về cách đọc ảnh, có thể tham khảo tài liệu cho `bộ công cụ GluonCV `__. .. raw:: html Tải xuống tập Dữ liệu --------------------- .. raw:: html Tập dữ liệu Pikachu ở định dạng RecordIO có thể được tải xuống trực tiếp từ Internet. .. code:: python %matplotlib inline from d2l import mxnet as d2l from mxnet import gluon, image, np, npx import os npx.set_np() #@save d2l.DATA_HUB['pikachu'] = (d2l.DATA_URL + 'pikachu.zip', '68ab1bd42143c5966785eb0d7b2839df8d570190') .. raw:: html Đọc dữ liệu ----------- .. raw:: html Ta sẽ đọc tập dữ liệu phát hiện đối tượng theo thứ tự ngẫu nhiên bằng thực thể ``ImageDetIter``. “Det” (viết tắt cho Detection), đề cập đến việc phát hiện. Vì định dạng của dữ liệu là RecordIO, ta cần có tệp chỉ số ``'train.idx'`` để đọc minibatch ngẫu nhiên. Ngoài ra, đối với từng ảnh trong tập huấn luyện, ta sẽ cắt xén ngẫu nhiên nhưng vẫn yêu cầu bao phủ ít nhất 95% mỗi đối tượng. Vì việc cắt xén là ngẫu nhiên, yêu cầu này không phải lúc nào cũng được thỏa mãn. Ta cho trước số lần cắt ảnh ngẫu nhiên tối đa là 200 lần. Nếu không có lần nào thỏa mãn yêu cầu, hình ảnh sẽ được giữ nguyên. Để đầu ra được đảm bảo, ta sẽ không cắt ngẫu nhiên các hình ảnh trong tập kiểm tra. Ta cũng không cần đọc dữ liệu trong tập kiểm tra theo thứ tự ngẫu nhiên. .. code:: python #@save def load_data_pikachu(batch_size, edge_size=256): """Load the pikachu dataset.""" data_dir = d2l.download_extract('pikachu') train_iter = image.ImageDetIter( path_imgrec=os.path.join(data_dir, 'train.rec'), path_imgidx=os.path.join(data_dir, 'train.idx'), batch_size=batch_size, data_shape=(3, edge_size, edge_size), # The shape of the output image shuffle=True, # Read the dataset in random order rand_crop=1, # The probability of random cropping is 1 min_object_covered=0.95, max_attempts=200) val_iter = image.ImageDetIter( path_imgrec=os.path.join(data_dir, 'val.rec'), batch_size=batch_size, data_shape=(3, edge_size, edge_size), shuffle=False) return train_iter, val_iter .. raw:: html Dưới đây, ta đọc một minibatch rồi in ra kích thước ảnh và nhãn. Kích thước ảnh vẫn là (kích thước batch, số kênh, chiều cao, chiều rộng) giống như trong thí nghiệm trước. Kích thước của nhãn là (kích thước batch, :math:`m`, 5), trong đó :math:`m` là số lượng khung chứa tối đa trên một bức ảnh trong một tập dữ liệu hình ảnh. Mặc dù việc tính toán với minibatch rất hiệu quả, nhưng nó lại yêu cầu mỗi hình ảnh phải cùng một lượng khung chứa để chúng có thể được đặt trong cùng một batch. Vì mỗi hình ảnh có thể có số lượng khung chứa khác nhau, ta có thể thêm các khung chứa ngẫu nhiên để mỗi bức ảnh có :math:`m` khung chứa. Do đó, chúng ta có thể đọc được một minibatch mỗi lần. Nhãn của mỗi khung chứa trong bức ảnh được biểu diễn bằng một mảng có độ dài là 5. Phần tử đầu tiên trong mảng là hạng mục của đối tượng xuất hiện trong khung chứa. Khi giá trị là -1, khung chứa ấy chính là khung chứa ngẫu nhiên dùng để lấp đầy. Bốn phần tử còn lại trong mảng đại diện cho toạ độ trục :math:`x, y` của góc trên bên trái và góc dưới bên phải của khung chứa (miền giá trị từ 0 đến 1). Tập dữ liệu Pikachu ở đây chỉ có một khung chứa cho mỗi ảnh, vì thế :math:`m=1`. .. code:: python batch_size, edge_size = 32, 256 train_iter, _ = load_data_pikachu(batch_size, edge_size) batch = train_iter.next() batch.data[0].shape, batch.label[0].shape .. parsed-literal:: :class: output Downloading ../data/pikachu.zip from http://d2l-data.s3-accelerate.amazonaws.com/pikachu.zip... .. parsed-literal:: :class: output ((32, 3, 256, 256), (32, 1, 5)) .. raw:: html Minh hoạ -------- .. raw:: html Ta có mười bức ảnh kèm với các khung chứa trên chúng. Chúng ta có thể thấy rằng góc, kích thước và vị trí của Pikachu khác nhau trong mỗi bức ảnh. Dĩ nhiên, đây là một tập dữ liệu tự tạo đơn giản. Trong thực tế, dữ liệu thường phức tạp hơn nhiều. .. code:: python imgs = (batch.data[0][0:10].transpose(0, 2, 3, 1)) / 255 axes = d2l.show_images(imgs, 2, 5, scale=2) for ax, label in zip(axes, batch.label[0][0:10]): d2l.show_bboxes(ax, [label[0][1:5] * edge_size], colors=['w']) .. figure:: output_object-detection-dataset_vn_a60c54_7_0.png Tóm tắt ------- .. raw:: html - Tập dữ liệu Pikachu mà ta tổng hợp có thể được dùng để kiểm tra các mô hình phát hiện đối tượng. - Việc đọc dữ liệu để phát hiện đối tượng giống như khi phân loại hình ảnh. Tuy nhiên, sau khi đưa ra các khung chứa, kích thước nhãn và việc tăng cường ảnh (ví dụ, cắt xén ngẫu nhiên) sẽ thay đổi. Bài tập ------- .. raw:: html Trong tài liệu MXNet, tham số trong các hàm tạo (*constructors*) của các lớp ``image.ImageDetIter`` và ``image.CreateDetAugmenter`` là gì? Cho biết ý nghĩa của chúng? Thảo luận --------- - `Tiếng Anh - MXNet `__ - `Tiếng Việt `__ Những người thực hiện --------------------- Bản dịch trong trang này được thực hiện bởi: - Đoàn Võ Duy Thanh - Phạm Đăng Khoa - Nguyễn Lê Quang Nhật - Lê Khắc Hồng Phúc - Nguyễn Văn Cường